Khi sử dụng tủ mát, tủ đông thường xảy ra trường hợp tủ bị đóng đá. Lớp tuyết dày làm cản trở quá trình khí lạnh lưu thông, dẫn tới tủ đông không lạnh hoặc hao tốn nhiều điện năng. Mặc dù đây là một trong những hiện tượng khá phổ biến khi dùng tủ đông, tủ mát lâu ngày, và có thể được khắc phục bằng cách làm tủ đông xả tuyết rồi vệ sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp tủ bị đóng tuyết quá nhanh, bạn cần tìm hiểu và xem lại cách sử dụng cũng như kiểm tra tình trạng hoạt động của một số bộ phận trong tủ. Bài viết dưới đây của Bigcool sẽ giúp bạn xác định một số nguyên nhân tủ mát tủ đông đóng đá đóng tuyết cách xử lý. Qua đó giúp bạn sử dụng tủ được hiệu quả hơn.
Nguyên nhân tủ mát tủ đông đóng đá đóng tuyết cách xử lý
Nguyên nhân tủ mát đóng tuyết
Nhiệt độ cài đặt quá thấp
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khi tủ mát bị đóng tuyết là do nhiệt độ của tủ được cài đặt quá thấp so với khối lượng, số lượng và kích thước của các thực phẩm cần bảo quản. Việc cài đặt nhiệt độ quá thấp so với quy định sẽ khiến chức năng làm mát và bảo quản thực phẩm của tủ không còn đảm bảo, mặc dù bạn vẫn cảm thấy có hơi mát từ tủ bay ra khi mở cửa tủ. Hiện tượng tủ mát đóng tuyết chỉ là một dấu hiệu cho thấy cách sử dụng của bạn chưa đúng.
Sắp xếp thực phẩm không hợp lý
Việc bạn sắp xếp các thực phẩm bảo quản trong tủ mát không hợp lý, không đảm bảo độ thông thoáng cũng là nguyên nhân làm tủ đóng tuyết. Khi thực phẩm sắp xếp không hợp lý, quá trình lưu thông của khí lạnh trong tủ mát sẽ bị cản trở, đặc biệt là khu vực ở gần dàn lạnh. Các thực phẩm được sắp đặt ở gần vị trí dàn lạnh thường sẽ bị đóng tuyết, các thực phẩm ở khu vực xa hơn sẽ dễ bị hư hỏng do không đủ lạnh.
Bộ cảm biến nhiệt bị hỏng
Hiện nay hầu hết các dòng tủ mát hiện nay đều có bộ cảm biến nhiệt độ, bộ phận này sẽ đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh và duy trì mức nhiệt cần thiết cho tủ. Khi nhiệt độ không đáp ứng đủ yêu cầu, bộ cảm biến sẽ điều chỉnh dòng điện để Block chạy cung cấp độ lạnh cho tủ. Ngược lại, khi nhiệt độ đã lạnh, bộ cảm biến sẽ cảm nhận và Block lúc này sẽ ngưng hoạt động để tủ không bị lạnh thêm. Quy trình này được lặp đi lặp lại, nhưng nếu bộ cảm biến nhiệt bị hỏng, Block sẽ chạy liên tục, điều này sẽ khiến tủ bị đóng tuyết.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến khiến cho tủ mát, bị đóng tuyết. Ngoài ra, có một số nguyên nhân lỗi kỹ thuật khác dẫn đến tình trạng này như:
– Cầu chì nhiệt bị đứt.
– Cuộn dây mô tơ bị cháy.
– Điện trở gia nhiệt bị đứt.
– Cửa gió dàn lạnh không mở được do kẹt bánh răng.
Tham khảo một số sản phẩm tủ đông đang kinh doanh tại BigCool >>> https://dienmaybigstar.com/danh-muc/tu-mat-tu-dong-tu-trung-banh/tu-mat-7/
Nguyên nhân tủ đông bị đóng tuyết
Để thực phẩm có độ ẩm cao vào trong tủ đông
Việc để thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ đông công nghiệp chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tủ đông bị đóng tuyết. Lúc này, độ ẩm sẽ tăng cao và nước từ trong thực phẩm tiết ra tạo nên lớp tuyết, bao phủ quanh thực phẩm và bám trong lòng tủ.
Do đó, nếu bạn thường xuyên để thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ sẽ dẫn đến tủ đông đóng tuyết nhanh chóng, khả năng làm lạnh giảm và hao phí điện năng rất nhều.
Tủ đông bị hở hoặc mở liên tục
Khi bạn mở cửa tủ đông quá nhiều lần trong ngày, hoặc khi đóng lại không cẩn thận làm tủ bị hở. Sẽ dẫn đến tình trạng tủ đóng tuyết nhiều. Khi sản xuất, các hãng đã thiết lập ngăn chặn hơi lạnh thất thoát ra tối đa ngoài bằng cách tích hợp thêm khóa an toàn, gioăng cao su giúp cánh tủ luôn được đóng kín để giữ lạnh tốt.
Miếng đệm cao su của cửa tủ bị hỏng
Gioăng tủ đông (còn được gọi là miếng đệm) chính là một dải cao su liền mạch được gắn chặt vào rãnh xung quanh mép cửa. Nó có tác dụng ngăn cản không khí bên ngoài không lọt được vào trong, tránh tình trạng thất thoát hơi lạnh giúp thực phẩm luôn được đông lạnh. Khi bộ phận này bị lỗi hỏng hay hở sẽ khiến độ ẩm không khí lọt vào tủ và gây nên tình trạng tủ bị đóng tuyết. Việc tủ đông không thể duy trì nhiệt độ an toàn vừa làm thực phẩm hư hỏng chỉ trong thời gian ngắn, vừa làm hóa đơn tiền điện tăng do tủ phải hoạt động nhiều hơn để giữ nhiệt độ đông cần thiết.
Lỗ xả nước bị nghẹt
Dưới đáy tủ đông bảo quản thực phẩm sẽ có lỗ xả nước, khi lỗ thoát nước bị tắt nghẽn do lâu ngày bám bẩn. Tủ đông bị bít kín sẽ khiến độ ẩm và nước từ thực phẩm trong tủ không thoát được ra ngoài, dẫn đến tình trạng tủ đông bị đóng tuyết.
Cách khắc phục tủ mát, tủ đông bị đóng tuyết
Kiểm tra nhiệt độ của tủ
Việc đầu tiên khi phát hiện tủ mát bị đóng tuyết là bạn cần kiểm tra lại nhiệt độ của tủ. Xem xét liệu có phải nhiệt độ đang được thiết lập ở mức quá thấp hay không sau đó chỉnh lại nhiệt độ phù hợp. Nếu đã kiểm tra nhiệt độ mà không phát hiện bất thường thì hãy ngắt điện tủ và tiến hành xả tuyết cho tủ mát.
Không nên đóng mở tủ thường xuyên
Người dùng cần chú ý không nên đóng mở tủ đồng, tủ mát quá nhiều lần khi không cần thiết. Nhanh chóng đóng tủ cẩn thận sau khi đã lấy đủ thực phẩm. Và phải kiểm tra xem tủ có bị hỡ hay không.
Kiểm tra gioăng cao su định kỳ
Bạn nên kiểm tra gioăng cao su định kỳ 1 năm/lần.Thường xuyên quan sát xem có bị bong tróc, bị hỏng hay không. Trường hợp phát hiện gioăng đã bị hỏng, bạn hãy liên hệ các trung tâm sửa chữa uy tín để có thể thay thế kịp thời.
Xả tuyết
Bạn hãy mở tất cả cửa tủ, đem ngăn kệ ra ngoài và đặt 1 ca nước nóng trong tủ. Hơi nước bốc lên sẽ làm cho lớp tuyết tan nhanh chóng. Khi tuyết tan sẽ làm xuất hiện rất nhiều nước, bạn nên chuẩn bị dụng cụ để hứng và lau lượng nước này.
Sau khi tuyết đã tan hết, hãy dọn dẹp, vệ sinh cũng như lau sạch vết nước đọng rồi lắp lại các ngăn kệ như ban đầu. Bạn có thể để cửa mở và dùng quạt gió để lòng tủ nhanh khô ráo. Ngoài ra, bạn có thể cho 1 ít vỏ cam hoặc bã cà phê vào tủ để khử mùi thực phẩm.
Tủ mát, tủ đông đóng tuyết gây hậu quả gì?
Tiêu tốn điện năng
Một trong những trường hợp khiến tủ mát, tủ đông tiêu thụ nhiều điện năng hơn chính là việc tủ bị đóng tuyết. Bởi lớp tuyết đóng lại đã chặn đường ống nên hơi lạnh trong tủ không thoát được ra bên ngoài, điều này khiến phải làm việc liên tục với công suất lớn. Đó chính là lý do khiến hóa đơn tiền điện tăng lên mỗi tháng.
Làm giảm khả năng làm lạnh
Tủ mát, tủ đông bị đóng tuyết quá lâu và không được khắc phục sẽ khiến cho công suất hoạt động của tủ giảm sút, vì tủ luôn phải hoạt động với công suất lớn. Điều này sẽ làm khả năng làm lạnh của tủ giảm dần, tủ không còn thực hiện tốt các chức năng, đặc biệt là khả năng làm lạnh như lúc ban đầu.
Độ bền và tuổi thọ của tủ giảm
Độ bền và tuổi thọ của tủ mát, tủ đông sẽ giảm khi hiện tượng đóng tuyết kéo dài. Vì tủ phải hoạt động hết công suất trong thời gian dài. Bạn sẽ tốn kém chi phí trong việc thay mới hoặc sửa chữa tủ để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình sử dụng.
Trên đây là những chia sẻ của Bigcool về nguyên nhân tủ mát tủ đông đóng đá đóng tuyết cách xử lý, để bạn có thể sử dụng được sản phẩm một cách tốt và hiệu quả nhất.
Tham khảo một số sản phẩm tủ đông đang kinh doanh tại BigCool >>> https://dienmaybigstar.com/danh-muc/tu-mat-tu-dong-tu-trung-banh/tu-dong-cong-nghiep-2/
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm mua tủ đông trưng bày hải sản giá rẻ tại Sài Gòn
- Hướng dẫn sử dụng và vệ sinh tủ đông đúng cách
- Cách tích trữ đồ trong tủ lạnh khoa học nhất